Thanh Tùng online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thanh Tùng online

Thanh Tùng online-Nơi Hội Tụ Tuổi Trẻ
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Không Còn Là Trẻ Dại
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptySat Oct 01, 2011 5:07 am by Administrator

» Nick của BQT
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyMon Sep 26, 2011 3:08 am by Administrator

» To: my mother .
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyMon Sep 26, 2011 3:02 am by Administrator

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyWed Aug 24, 2011 4:38 am by Khách viếng thăm

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyThu Jul 14, 2011 2:48 am by Khách viếng thăm

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyFri Mar 18, 2011 3:34 am by Khách viếng thăm

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyFri Mar 18, 2011 3:21 am by Khách viếng thăm

» Khóa đàm thoại tiếng nhật mới tại Top Globis
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyTue Sep 14, 2010 4:58 am by Khách viếng thăm

» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của Top Globis
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyTue Sep 14, 2010 4:57 am by Khách viếng thăm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi"

Go down 
Tác giảThông điệp
Administrator
Admin
Admin
Administrator


Tổng số bài gửi : 210
Points : 1732
Thanks : 2
Join date : 22/12/2009
Age : 38
Đến từ : HP

Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" Empty
Bài gửiTiêu đề: Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi"   Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" EmptyMon Dec 28, 2009 11:10 am

24h) - Một nữ vương xinh đẹp tuyệt trần và si tình đến độ chỉ muốn giữ rịt Đường tăng bên mình để thỏa nguyện yêu thương. Một dòng sông mà đàn ông vô tình uống phải nước ở đó sẽ mang thai.
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" 1261988821_nu-quoc
Dòng sông mà các thiếu nữ của vương quốc đặc biệt này hay ra tắm.[/center
Câu chuyện về “Vương quốc nữ nhi” được miêu tả trong “Tây du ký” làm không ít độc giả tò mò, thích thú. Rốt cuộc, “Vương quốc nữ nhi” là tưởng tượng của Ngô Thừa Ân hay có thật trong lịch sử?

“Trong lịch sử quả thực đã tồn tại Vương quốc nữ nhi. Những tập tục xa xưa của Vương quốc nữ nhi vẫn lưu truyền đến tận ngày nay ở một số thôn trại”. Đây là khẳng định của ông Nhiệm Tân Kiến, phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thanh Tạng, nghiên cứu viên Ban Lịch sử thuộc Viện Khoa học Xã hội tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Sau một thời gian dài nghiên cứu và khảo sát thực địa, ông Nhiệm Tân Kiến phát hiện dải đất từ huyện Đan Ba đến huyện Đạo Phù thuộc châu Cam Tôn, tỉnh Tứ Xuyên chính là trung tâm của “Đông nữ quốc” - “Vương quốc nữ nhi”- được ghi trong cuốn “Cựu Đường thư”.

Theo “Cựu Đường thư”, “Đông nữ quốc” còn có tên gọi khác là Đông nữ yên. Nếu đi từ cực nam đến cực bắc của “Đông nữ quốc” phải mất 22 ngày, còn từ cực đông đến cực tây mất 9 ngày.

Nếu căn cứ vào đoạn đường trung bình đi được trong ngày đối với ngựa (40 km) và người (20 km), theo ông Nhiệm Tân Kiến, từ cực nam đến cực bắc của “Đông nữ quốc” dài khoảng 400 km đến 800 km còn từ cực đông đến cực tây dài khoảng 180 km đến 360 km.

Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" 1261988691-nu-quoc-1
Sách sử cũng ghi lại rằng các công trình kiến trúc ở “Đông nữ quốc” được xây dựng theo kiểu tháp canh. Đặc điểm lớn nhất của “Đông nữ quốc” là trọng nữ khinh nam. Quốc vương và các mệnh quan triều đình đều là phụ nữ. Dưới Quốc vương là phó Quốc vương.

Khi Quốc vương qua đời, phó Quốc vương sẽ kế vị, cai quản đất nước. Quốc vương sống ở tháp canh có chín tầng còn dân thường sống trong những tháp canh từ 4 đến 5 tầng. Nữ vương mặc váy dài làm bằng tơ lụa dát hoa vàng và áo xanh cổ cao.

Về phương diện chính trị, tại “Đông nữ quốc”, nam giới không được bén mảng vào trong triều đình, chỉ được ở bên ngoài làm các công việc phục dịch, cày cấy, trồng trọt, tòng quân đánh trận và thỏa mãn chuyện giường chiếu của các “nữ chủ nhân”.

Mọi ý chỉ của Quốc vương được truyền đạt thông qua các nữ quan. Trong gia đình, mọi quyền quyết định đều thuộc về phụ nữ, từ việc phân công lao động đến quản lý và phân phối tài sản. Con cái mang họ của mẹ.

Đồng thời, do ở “Đông nữ quốc”, phụ nữ ít và lại được coi trọng, nên chuyện một bà vài ba ông không phải là hiếm. Điều đáng nói là các bà hoàn toàn có quyền “sa thải” các ông nếu các ông không mang lại niềm vui cho các bà. Cho nên, quan hệ vợ chồng ở “Đông nữ quốc” không rõ ràng. Khi đó, số dân của “Đông nữ quốc” là khoảng 40.000 hộ.

“Cựu Đường thư” ghi chép khá tường tận về “Đông nữ quốc”. Nhưng kể từ sau đời Đường, dường như “Đông nữ quốc” biến mất khỏi sử sách Trung Quốc. Lẽ nào “Đông nữ quốc” chỉ như một đóa phù dung sớm nở tối tàn

Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi" 1261988691-nu-quoc-3
[center]Suối nước nóng ở Đan Ba, tương truyền Quốc vương “Đông nữ quốc” rất thích tới đây tắm.
Theo ông Nhiệm Tân Kiến, vào thời Đường Huyền Tông (từ năm 712 đến năm 756 - Tin Tức) trị vì, quan hệ giữa triều đình và các thổ phiên tương đối hữu hảo. Nhưng đến giữa đời Đường, quan hệ hai bên trở nên căng thẳng, xung đột kéo dài hơn 100 năm.

Sau đó, Nhà Đường đã sử dụng chiến thuật chiêu hàng, đưa được 8 bộ lạc dân tộc thiểu số từ các hẻm núi Mân Sơn (giáp ranh giữa tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Cam Túc của Trung Quốc - Tin Tức) di chuyển qua định cư ở bờ phía đông của sông Đại Độ (bắt nguồn từ núi Quả Lạc ở biên giới Thanh Hải-Tứ Xuyên, đến thành phố Lạc Sơn thì đổ vào sông Mân Giang - Tin Tức). Trong 8 bộ lạc này có “Đông nữ quốc”.

Khi đó, Quốc vương của “Đông nữ quốc” được triều Đường sắc phong là “Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu”. Tuy rằng tước hàm chỉ là hư danh, nhưng phẩm cấp rất cao, tương đương với quan chức hàng tỉnh ngày nay.

Đến cuối đời Đường, thế lực của thổ phiên ngày càng tăng lên, nhiều lần xâm phạm khu vực bờ phía đông của sông Đại Độ. Triều Đường tổ chức lực lượng đánh trả. Nằm trong thế trận chiến tranh cài răng lược giữa thổ phiên và quân triều đình, nhằm bảo vệ bộ lạc mình, Quốc vương của “Đông nữ quốc” đã lựa chọn sách lược “lấy lòng cả hai”.

Sau này, nhà Đường dần dần suy vi, thổ phiên cũng dần dần bị diệt vong. Cao nguyên Thanh Tạng vốn bị thổ phiên thống trị trở lại thời kỳ bộ lạc. Nhà Đường tới hồi phân liệt, nơi đây không có lực lượng nào thống trị và quản lý.

Ba triều đình sau nhà Đường, gồm: Tống, Nguyên, Minh cũng hầu như không áp đặt được ách thống trị đối với cao nguyên Thanh Tạng, về cơ bản lịch sử không ghi chép gì. Tới đời Thanh, chế độ thổ ty mới được kiện toàn.

Do các bộ lạc “Đông nữ quốc” nằm sát các trục giao thông quan trọng, nên chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai. Sau khi Quốc vương “Đông nữ quốc” chết, các tập tục truyền thống không được bảo lưu, “Đông nữ quốc” dần dần trở thành xã hội phụ hệ. Tuy nhiên, một số bộ lạc của “Đông nữ quốc” vẫn tiếp tục sinh sống ở các hẻm núi, khe thung và họ đã bảo lưu được những dấu tích của xã hội mẫu hệ.
Về Đầu Trang Go down
https://xahoionline.forumvi.com
 
Lật mặt huyền thoại "vương quốc nữ nhi"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thanh Tùng online :: Bản Tin :: Bản tin Trẻ-
Chuyển đến